lienhe@luatgianghiem.vn

Kinh nghiệm mở phòng khám

Kinh nghiệm mở phòng khám tư nhân

Luật Gia Nghiêm là đơn vị tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực xin giấy phép, đặc biệt là những giấy phép trong lĩnh vực y tế, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm mở phòng khám tư nhân để quý khách hàng có nhu cầu mở phòng khám tham khảo và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Kinh nghiệm mở phòng khám tư nhân

Kinh nghiệm mở phòng khám tư nhân

I. Quy định mở phòng khám tư nhân

– Luật khám bệnh chữa bệnh 2009

– Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Thẩm quyền cấp phép:

– Sở y tế tỉnh, thành phố.

II. Kinh nghiệm mở phòng khám tư nhân

1. Điều kiện vềđịa điểm  hoạt động phòng khám

Đối với việc mở phòng khám tư nhân, việc đầu tiên là phải chọn địa điểm và hình thức pháp lý của phòng khám, Phòng khám phải thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.

>>Xem ngay thủ tục thành lập công ty

>> Xem ngay thủ tục thành lập hộ kinh doanh

>>Xem ngay thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

2. Nhân sự của phòng khám

• Người đứng đầu phòng khám là Bác sỹ  có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó, lý lịch không có án tích đáp ứng đủ điều kiện mở phòng khám tư nhân.

• Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên 1 phòng khám tư nhân

• Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải hành nghề liên tục trong 2 năm đến ngày xin giấy phép mở phòng khám ngoài giờ, nếu không hành nghề thì phải có những buổi cập nhật kiến thức y khoa.

3. Tiêu chuẩn phòng khám tư nhân

3.1 Cơ sở vật chất

• Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.

• Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh . Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 12 m2;

• Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

– Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

– Nếu thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phòng khám phải có diện tích ít nhất là 10 m2;

– Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2;

– Nếu phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

3.2 Thiết bị y tế:

a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

b) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

4. Năng lực tài chính

Tùy theo từng chuyên khoa mà chủ đầu tư có thể tính toán được chi phí dành cho phòng khám.

Ví du:

  • Đối với phòng khám Nội, cơ sở vật chất rất đơn giản, chỉ cần 1 phòng gồm các trang thiết bị như giường, tủ thuốc, hộp chống sốc, máy đo huyết áp, máy điện tim… Vốn đầu tư cho phòng khám Nội từ 20-30 triệu đồng
  • Đối với phòng khám Răng hàm mặt, tùy vào quy mô của phòng khám nhưng ít nhất phải có 1 ghế răng, các trang thiết bị kèm theo có thể là máy lấy cao răng, bộ camera soi miệng, tay khoan nhanh, tay khoan chậm… Vốn đầu tư cho 1 phòng khám răng tối thiểu là 150 – 200 triệu VNĐ

Trên đây là những kinh nghiệm mở phòng khám tư nhân của Luật Gia Nghiêm, hy vọng khách hàng có thể tham khảo và đối chiếu với cơ sở của mình. Còn vấn đề thực tế khi tiếp đoàn thẩm định hay chuẩn bị hồ sơ chuẩn để nộp Sở y tế khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật Gia Nghiêm để được tư vấn miễn phí.

>>Xem ngay thủ tục mở phòng khám ngoài giờ để nắm được các bước mở phòng khám

>>Xem ngay thủ tục mở phòng khám tư nhân để nắm rõ điều kiện khi mở phòng khám

III. Dịch vụ mở phòng khám tư nhân của Luật Gia Nghiêm

– Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ từ việc lựa chọn đặt tên, chuẩn bị hồ sơ pháp lý, cơ sở vật chất,…đáp ứng đủ điều kiện mở phòng khám tư nhân

– Soạn hồ sơ xin cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân

– Đại diện doanh nghiệp giao dịch, tiến hành các công việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép;

– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời cơ quan có thẩm quyền, nhận kết quả và khiếu nại nếu có;

Thời gian cấp giấy phép:

Thời gian được cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.


Bài viết liên quan

Đánh giá