Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là thủ tục thông báo thời điểm bắt đầu doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành nội địa. Các tổ chức du lịch muốn tổ chức các tour trong lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện thủ tục này. Luật Gia Nghiêm xin tư vấn tới quý khác hàng thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa như sau:

Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
I. Cơ sở pháp lý
• Luật Du lịch 2017
• Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
• Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
• Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
II. Xin Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
1. Thẩm quyền:
Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch
2. Đối tượng áp dụng:
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lữ hành cho khách hàng là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
3. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa:
– Là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và có đăng ký mã ngành kinh doanh liên quan tới hoạt động lữ hành
– Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng
Theo Nghị định 98/2021//NĐ-CP: Từ 28/10/2021 tới 31/12/2023 mức ký quỹ áp dụng với kinh doanh lữ hành nội địa: 20.000.000 VNĐ (Hai mươi triệu Việt Nam đồng)
Từ 1/1/2024 thì mức ký quỹ áp dụng mức cũ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP là 100.000.000 VNĐ (Một trăm triệu Việt Nam đồng)
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên với một trong các chuyên ngành sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Quản trị lữ hành
- Điều hành tour du lịch
- Marketing du lịch
- Dulichj
- Du lịch lữ hành
- Quản lý và kinh doanh
Nếu nhân sự có bằng trung cấp trở lên nhưng không thuộc một trong các chuyên ngành trên thì khi phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
4. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định của pháp luật.
Thời gian thực hiện thủ tục: 10 ngày làm việc
5. Tài liệu khách hàng cần cung cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Giấy chứng nhận kí quỹ;
– Văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh lữ hành;
Nếu khách hàng chưa có nhân sự phụ trách kinh doanh đủ điều kiện, Luật Gia Nghiêm có thể hỗ trợ tìm kiếm, kết nối thông qua các đơn vị giới thiệu dịch vụ việc làm.
III. Công việc Luật Gia Nghiêm thực hiện
1.Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
2.Kiểm tra, đánh giá cơ sở và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ và đúng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Đại diện và thực hiện thủ tục cho khách hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
IV. Câu hỏi thường gặp
- Ký quỹ tại Ngân hàng nào thì đúng theo yêu cầu của quy định pháp luật?
Theo quy định của Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định “Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng” nên doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng Đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập; hoạt động tại Việt Nam.
- Nhân sự chịu trách nhiệm kinh doanh lữ hành có bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành lữ hành nội địa không?
Theo quy định của Luật Du lịch năm 2017 thì nhân sự chịu trách nhiệm kinh doanh lữ hành phải có chứng chỉ nếu không có bằng trung cấp trở lên đối với một trong các ngành sau đây:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Quản trị lữ hành
- Điều hành tour du lịch
- Marketing du lịch
- Du lịch
- Du lịch lữ hành
- Quản lý và kinh doanh
- Ký quỹ tại ngân hàng bằng tài sản khác không phải đồng Việt Nam được không?
Theo quy định, mức ký quỹ được ấn định là đồng Việt Nam, nên doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam. Còn việc ký quỹ dưới tài sản khác quy đổi giá trị tương đương với đồng Việt Nam thì còn do chính sách của từng ngân hàng ký quỹ.
Bài viết liên quan