Dịch vụ thủ tục xin giấy phép lữ hành quốc tế 2024
Giấy phép lữ hành quốc tế là hoạt động kinh doanh có điều kiện, liên quan đến con người, tính mạng con người, an ninh an toàn, hình ảnh & uy tín đất nước…,vì vậy để hoạt động lĩnh vực này cần phải xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại Cục du lịch quốc gia Việt Nam –Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Luật Gia Nghiêm xin tư vấn tới quý khách hàng thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế như sau:
Quy định về giấy phép lữ hành quốc tế
• Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
• Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
• Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
1. Thẩm quyền
Cục du lịch quốc gia Việt Nam –Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lữ hành cho khách Việt Nam du lịch ra nước ngoài; khách nước ngoài vào Việt Nam.
3. Điều kiện xin giấy phép lữ hành quốc tế
– Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.
>>Xem thêm thủ tục thành lập công ty
– Đối với các doanh nghiệp đã thành lập có đăng ký kinh doanh nhưng trong ngành nghề đăng ký kinh doanh chưa có mã ngành: “Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế” thì khi muốn xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề này trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
>>Xem thêm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
– Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng
Theo quy định mức ký quỹ cũ, cụ thể như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành, trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Chuyên ngành về lữ hành gồm các chuyên ngành sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch.
Lưu ý:
Chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch;
- Quản trị du lịch MICE;
- Đại lý lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch;
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch
Nếu nhân sự có bằng cao đẳng trở lên nhưng không thuộc một trong các chuyên ngành trên thì khi phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa
4. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định của pháp luật.
Thời gian thực hiện thủ tục: 10 – 15 ngày làm việc
5. Tài liệu khách hàng cần cung cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Giấy chứng nhận kí quỹ;
– Văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh lữ hành;
Nếu khách hàng chưa có nhân sự phụ trách kinh doanh đủ điều kiện, Luật Gia Nghiêm có thể hỗ trợ tìm kiếm, kết nối thông qua các đơn vị giới thiệu dịch vụ việc làm.
Dịch vụ xin giấy phép lữ hành quốc tế Luật Gia Nghiêm thực hiện
1. Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện thủ tục xin giấy phép lữ hành quốc tế
2. Kiểm tra, đánh giá cơ sở và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ và đúng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Đại diện và thực hiện thủ tục cho khách hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép lữ hành quốc tế là gì?
Giấy phép lữ hành quốc tế hay giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là giấy phép do Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cấp cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành bằng hình thức inbound hoặc outbound.
Đăng ký giấy phép lữ hành quốc tế thì có được hoạt động cả kinh doanh lữ hành nội địa không?
Theo quy định của Luật Du lịch thì Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được phép hoạt động cả kinh doanh lữ hành nội địa.
Hiệu lực của Giấy phép lữ hành quốc tế là bao lâu?
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được sử dụng vô thời hạn, trừ khi có thay đổi thông tin trên giấy phép hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi
Khi nào bị thu hồi Giấy phép lữ hành quốc tế?
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản
– Không đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
– Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh
– Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật
– Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh
– Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật Du lịch năm 2017, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch
– Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Bài viết liên quan