lienhe@luatgianghiem.vn

bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hiện tại, trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã không còn xuất hiện ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên các ngành nghề vẫn tồn tại và được lưu trên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Vì thế, khi thành lập mới hoặc thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh, chúng ta vẫn phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh bình thường như trước đây, việc này quy định rõ tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2014.

bổ sung ngành nghề kinh doanh

I.Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

2. Biên bản họp về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);

3. Quyết định về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

4. Tài liệu khác nếu các ngành nghề bổ sung có điều kiện, nếu ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì công ty phải đăng ký vốn điều lệ bằng hoặc cao hơn vốn pháp định của ngành nghề đó.

Lưu ý về việc áp mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

• Đối với mã ngành thực hiện theo pháp luật chuyên ngành: doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Đối với ngành nghề có chứng chỉ hành nghề: doanh nghiệp tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Công bố nội dung thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:

Công ty bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phải công bố nội dung thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 30 ngày kể từ khi nhận được giấy xác nhận thay đổi thông tin doanh nghiệp.

II. Dịch vụ của công ty Luật Gia Nghiêm

1. Tư vấn bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty cũng như quy định của pháp luật.

2. Soạn hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh cho khách hàng.

3. Mã hóa các ngành nghề chưa được mã hóa trong đăng ký kinh doanh cũ.

4. Đại diện khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh

5. Công bố thông tin bổ sung thay đổi ngành nghề sau khi thay đổi cho khách hàng.

6. Hướng dẫn các thủ tục cần thiết sau khi bổ sung thay đổi ngành nghề kinh khách hàng.


Bài viết liên quan

Đánh giá