Công bố thực phẩm nhập khẩu
Thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu là thủ tục bắt buộc trước khi cá nhân, tổ chức đưa các loại thực phẩm nhập khẩu ra ngoài thị trường. Luật Gia Nghiêm tự hào là đơn vị tư vấn thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu uy tín, chuyên nghiệp hiệu quả. Luôn cam kết về thời gian thực hiện thủ tục và tư vấn miễn phí các công việc cần làm sau khi công bố, cảnh báo pháp lý để hạn chế tối đa rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải.
I. Hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu
1. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
2. Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.
3. Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm đối với các sản phẩm:
– Sữa;
– Hương liệu;
– Gia vị; Phụ gia thực phẩm.
4. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận.
Ghi chú: Phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025.
5. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương;
( Nếu có thời hạn của bản công bố tiêu chuẩn chất lượng là 5 năm thay cho 3 năm )
6. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
7. Thông tin chi tiết về sản phẩm:
+ Trạng thái, Màu sắc, Mùi vị
+ Công dụng
+ Thành phần cấu tạo
+ Thời hạn sử dụng
+ Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
+ Chất liệu bao bì và quy cách bao gói
+ Tên và địa chỉ nhà sản xuất
II/ Dịch vụ công bố thực phẩm nhập khẩu tại Luật Gia Nghiêm
• Giấy tờ Luật Gia Nghiêm soạn:
1. Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
3. Kế hoạch giám sát định kỳ
4. Dự thảo nhãn phụ
• Công việc Luật Gia Nghiêm thực hiện:
1. Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu
– Hướng dẫn các thủ tục xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu
– Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu
– Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
2. Kiểm tra đánh giá tính hợp pháp của tài liệu, hồ sơ và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện một cách đúng nhất với cơ quan có thẩm quyền;
– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
– Hướng dẫn chi tiết việc hoàn thiện các giấy tờ của nước ngoài phù hợp với quy định của từng quốc gia.
– Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
3. Đại diện và thực hiện thủ tục cho khách hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Luật Gia Nghiêm sẽ tiến hành soạn hồ sơ xin giấy phép công bố thực phẩm nhập khẩu cho khách hàng;
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ , theo dõi và nhận kết quả tại Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ y tế.
– Đại diện cho khách hàng giao dịch với cơ quan nhà nước trong quá trình xin giấy phép công bố và kịp thời thông báo cho quý khách hàng.
– Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép (Nếu có);
4. Tư vấn khách hàng sau Công bố;
– Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
Bài viết liên quan