Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu là hình ảnh của doanh nghiệp được mọi người biết đến, vì vậy việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tránh bị xâm phạm bản quyền là việc làm vô cùng cần thiết nhất là đối với doanh nghiệp mới thành lập.
Hiểu được tầm quan trọng của thủ tục đăng ký nhãn hiệu, Luật Gia Nghiêm luôn đồng hành với khách hàng để hướng dẫn, tư vấn và đại diện khách hàng làm thủ tục với cơ quan nhà nước để có kết quả nhanh và chính xác nhất. Chúng tôi xin mời quý khách hàng tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:
I. Cơ sở pháp lý
• Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
• Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
• Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.
II. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
1. Thẩm quyền giải quyết thủ tục
CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ – BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
2. Đối tượng đăng ký
Cá nhân tổ chức sở hữu nhãn hiệu và muốn đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
3. Trình tự thủ tuc và thời gian giải quyết thủ tục hành chính:
3.1 Tra cứu nhãn hiệu:
– Bước đầu tiên cần thực hiện đó là tiến hành tra cứu nhãn hiệu, nếu chưa có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu mà mình dự định đi đăng ký thì doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; từ đó, giúp quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp của mình tránh bị xâm phạm
Luật Gia Nghiêm sẽ hỗ trợ quý khách tra cứu nhãn hiệu bằng hình thức tra cứu trên hệ thống dữ liệu trực tuyến của Cục SHTT
3.2 Trình tự đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua 03 giai đoạn:
• Xét nghiệm hình thức (01 – 02) tháng kể từ thời điểm nộp đơn.
• Đăng công báo SHCN (03) tháng kể từ thời điểm chấp nhận đơn hợp lệ.
• Xét nghiệm nội dung ( 09 – 12 ) tháng kể từ thời điểm đăng công báo.
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
3.3 Phí đăng ký nhãn hiệu
Mức phí áp dụng theo Thông tư 263/2016/TT-BTC(Có hiệu lực từ 01/01/2017)
– Đăng ký cho nhãn hiệu có 01 nhóm: 1.120.000 VND
– Đăng ký cho từ nhóm thứ 2 trở đi: 970.000 VND/ 01 nhóm tăng thêm
– Cấp văn bằng cho nhãn hiệu có 01 nhóm 820.000 VND
– Cấp văn bằng cho nhãn hiệu có từ nhóm thứ 02 trở lên: 100.000 VND/ 01 nhóm tăng thêm
4. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
• Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp); Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân);
• Giấy ủy quyền;
• Mẫu nhãn hiệu.
Đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì cần thêm các giấy tờ sau:
• Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
• Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
• Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
III. Công việc Luật Gia Nghiêm thực hiện
1. Tư vấn và Đại diện cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu bao gồm:
• Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu
• Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu
• Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu
• Nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
• Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu
• Hướng dẫn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký nhãn hiệu, ví dụ như: tên, địa chỉ của người nộp đơn, danh mục, dịch vụ và mẫu nhãn hiệu
• Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ.
2. Tư vấn và Đại diện cho khách hàng liên quan đến duy trì hiệu lực đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
• Hướng dẫn và tiến hành các thủ tục pháp lý gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
• Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.
3. Tư vấn và Đại diện khách hàng đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid; đăng ký nhãn hiệu ở các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ
Bài viết liên quan