lienhe@luatgianghiem.vn

Kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài

(Luật Gia Nghiêm) – Là một trong những đơn vị tiên phong đã hỗ trợ thành công cho khách hàng thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài trên thực tế, qua bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài, mời các bạn đón đọc để có thêm những thông tin chi tiết và có thêm cho mình những kinh nghiệm khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài trên thực tế.

Kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài

I. Kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Đối với bất kỳ một thủ tục hành chính nào thì công việc chuẩn bị hồ sơ cũng là một công việc cực kỳ quan trọng bởi vì nếu bạn chuẩn bị không đầy đủ thì các bạn sẽ mất rất nhiều công sức đi lại, hiểu được khó khăn này, sau đây chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn.

Để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn các bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:

  • Đối với hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài của người Việt Nam, hồ sơ bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài (theo mẫu);
  • CMND, Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (được UBND phường cấp có hiệu lực trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
  • Giấy khám sức khỏe;
  • 02 ảnh 4×6 cm chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý đối với hồ sơ của người Việt Nam:

  • Thứ nhất, đối với Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Theo quy định thì việc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có người Việt Nam có hộ khẩu thường trú cấp. Nhưng nếu trong trường hợp người Việt Nam chưa đăng ký thường trú mà chỉ đăng ký tạm trú thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người Việt Nam đăng ký tạm trú sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Vậy nếu trong trường hợp người Việt Nam đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau thì việc xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ được thực hiện như thế nào? Trong trường hợp này người Việt Nam phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại nhiều Uỷ ban nhân dân cấp xã khác nhau. Trường hợp người Việt Nam không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
  • Thứ hai, đối với Giấy khám sức khỏe: để đủ điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam phải có đủ điều kiện sức khỏe theo quy đinh của pháp luật và phải được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp Giấy khám sức khỏe.
  • Không phải bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào cũng có thẩm quyền cấp Giấy khám sức khỏe để đăng ký kết hôn. Thông thường chỉ có những Bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên mới có thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe trong trường hợp này. Ví dụ tại Hà Nội, các bạn có thể tới 13 bệnh viện có chức năng mà chúng tôi đã tư vấn trong bài viết dưới đây, các bạn có thể tham khảo.
  • Đối với hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài của người nước ngoài, các bạn cần chuẩn bị:
  • Hộ chiếu (bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: có thể là Phòng công chứng nhà nước hoặc Văn phòng công chứng tư nhân);
  • Giấy tờ hoặc những tài liệu có giá trị tương đương xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Giấy tờ này có thể là giấy xác nhận độc thân (Apostile) hoặc Tuyên thệ độc thân được cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam có thể là: Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán xác nhận nội dung và đóng dấu;
  • Giấy khám sức khỏe;
  • 02 ảnh 4×6 cm chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý đối với hồ sơ của người nước ngoài:

  • Đối với Giấy khám sức khỏe: người nước ngoài có thể lựa chọn theo hai phương án như sau: Một là, khám sức khỏe tại nước ngoài. Nếu khám sức khỏe tại nước ngoài các bạn cần lưu ý nên chọn những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào tương đương với bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên của Việt Nam. Hai là, để thuận tiện hơn cho cả hai bên khi khám sức khỏe, người nước ngoài nên sang Việt Nam sau đó cả hai bên cùng đi khám sức khỏe cùng nhau tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền tại Việt Nam.
  • Cũng tương tự như người Việt Nam, tại Hà Nội các bạn có thể tới 13 Bệnh viện mà chúng tôi đã liệt kê trong bài viết dưới đây để thực hiện thủ tục khám bệnh để đượck cấp giấy khám sức khỏe.

II. Kinh nghiệm hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Những tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn được sử dụng tại Việt Nam để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là:

  • Cơ quan có thẩm quyền của nước ban hành ra văn bản.
  • Đối với những nước không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam/ có cơ quan đại diện ngoại giao nhưng không có chức năng hợp pháp hóa lãnh sự thì thông thường cơ quan có thẩm quyền là Bộ Ngoại giao của nước đó;
  • Đối với những nước có cơ quan đại diện tại Việt Nam và cơ quan này có chức năng hợp pháp hóa: cơ quan có thẩm quyền là: Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán.
  • Sau khi đã hợp pháp hóa xong tại cơ quan có thẩm quyền ban hành ra văn bản, các bạn sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục hợp pháp hóa tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là: Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ TP HCM.

Sau khi tài liệu đã được hợp pháp hóa các bạn còn phải thực hiện tiếp một thủ tục nữa là dịch thuật những tài liệu này từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và công chứng bản dịch này hợp pháp để phục vụ cho việc chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

III. Kinh nghiệm trong quá trình phỏng vấn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn

Đối với thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài hai bạn sẽ phải trải qua một vòng phỏng vấn của chuyên viên tư pháp, nói là phỏng vấn nhưng thực chất chỉ là hỏi các bạn về quá trình các bạn quen nhau như thế nào, thời gian đã được bao lâu và cả hai bên có hoàn toàn đồng ý tự nguyện kết hôn với nhau hay không, tại buổi trao đổi này các bạn nên lưu ý:

  • Đem đầy đủ tất cả các giấy tờ nhân thân của hai bên đi để chuyên viên tư pháp yêu cầu xuất trình chứng minh về nhân thân;
  • Cung cấp thông tin cho chuyên viên thật chính xác về hoàn cảnh hai bạn gặp nhau, quen nhau được bao lâu và dự định tương lại của hai bạn là gì;
  • Sau khi đã phỏng vấn xong chuyên viên sẽ cho hai bạn ký vào bản gốc GCN đăng ký kết hôn, trước khi ký các bạn nên đọc và kiểm tra lại kỹ tất cả các thông tin cả hai người trên GCN để nếu có sai sót thì báo lại luôn với chuyên viên chỉnh sửa, tránh trường hợp sau này mới phát hiện sẽ rất mất thời gian cho các bạn đi đính chính lại nội dung thông tin.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Dịch vụ thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài 2019

Trên đây là tất cả những nội dung mà Luật Gia Nghiêm muốn chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam mới nhất hiện nay, nếu các bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc gì hay có nhu cầu muốn được chúng tôi hỗ trợ thực hiện trên thực tế hãy liên hệ với Luật Gia Nghiêm qua số hotline: 0931 786 255 – 0982 925 255 để được các Luật sư và chuyên viên tư vấn trực tiếp.

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH – LUẬT GIA NGHIÊM

Địa chỉ: Tòa nhà Central Point, số 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0931 786 255 – 0982 925 255                 

Hotmail: lienhe@luatgianghiem.vn

Đánh giá