Nhứng điều cần lưu ý khi thành lập công ty
Khi thành lập công ty có những thuật ngữ pháp lý hoặc những điều kiện mà khách hàng còn loay hoay chưa nắm rõ, Luật Gia Nghiêm xin được tư vấn tới quý khác hàng những điều cần lưu ý khi thành lập công ty.
Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp khách hàng có thể hiểu hơn về điều kiện và thủ tục khi thành lập công ty.

Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty
I/ Cơ sở pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2014.
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
– Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
II/ Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty
1. Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý công ty tại Việt Nam
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
2. Các loại hình công ty
– Công ty TNHH một thành viên:
+ Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty);
+ Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
+ Không được quyền phát hành cổ phần.
>> Xem ngay thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; Số lượng thành viên không vượt quá 50;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Không được quyền phát hành cổ phần.
>> Xem ngay thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên
– Công ty cổ phần:
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
>> Xem ngay thủ tục thành lập công ty cổ phần
– Công ty hợp danh:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
– Hộ kinh doanh cá thể:
+ Là loại hình kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu tự, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
+ Tối đa là 10 thành viên, chủ yếu là kinh doanh dạng nhỏ lẻ
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một hộ kinh doanh
>> Xem ngay thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
– Doanh nghiệp tư nhân:
+ Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
+ Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
3. Tên công ty
Đặt tên công ty là một trong những điều cần lưu ý khi thành lập công ty:
– Tên của công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình công ty và Tên riêng.
– Tên của công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
– Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký.
– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp…. trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Tên Công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của Công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Tên viết tắt của Công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
4. Trụ sở công ty
– Trụ sở công ty phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Nơi đặt trụ sở nếu thuộc các phòng trong tòa nhà, thì Tòa nhà đó phải có chức năng cho thuê văn phòng, và phòng (Tầng) thuê đó phải thuộc trong khu của tòa nhà đó cho thuê làm Văn phòng.
5. Vốn điều lệ, tài sản góp vốn
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, đó là những điều cần lưu ý khi thành lập công ty.
– Không có quy định số vốn tối thiểu hoặc tối đa (ngoại trừ những ngành nghê yêu cầu có vốn pháp định). Số vốn này do công ty tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác (Trừ những ngành nghề yêu cầu ký quỹ hoặc vốn pháp định).
– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
6. Ngành, nghề kinh doanh
Xác định được ngành nghề kinh doanh chính, sẽ làm ngay sau khi công ty đi vào hoạt động. Không nên đăng ký quá nhiều ngành nghề ngay khi mở công ty, nó sẽ khiến đối tác không xác định được ngành nghề chủ yếu mà công ty kinh doanh khi muốn ký hợp đồng.
Sau này khi công ty hoạt động ổn định và có cơ hội để mở rộng thì thủ tục bổ sung ngành nghề cũng đơn giản, không mất nhiều thời gian.
7. Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
– Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Công ty.
– Người đại diện của công ty là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam
Trên đây là những chỉ dẫn của Chúng tôi liên quan đến những điều cần lưu ý khi thành lập công ty. Doanh nghiệp có vấn đề gì pháp lý liên quan mà chúng tôi có thể hỗ trợ giải quyết, xin vui lòng liên hệ với Luật Gia Nghiêm để được giải đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng!
Trân trọng.
Bài viết liên quan