lienhe@luatgianghiem.vn

QUẢNG CÁO

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo 

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. Với một số loại sản phẩm, dịch vụ đặc biệt như: Thực phẩm, mỹ phẩm, dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc…. trước khi quảng cáo tổ chức, cá nhân phải Đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 01 tháng 01 năm 2012;

– Luật về an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;

– Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;

– Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 25  tháng 05 năm 2015 của Bộ Y Tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y Tế.

II. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

Tùy thuộc vào từng sản phẩm/dịch vụ quảng cáo sẽ có một cơ quan được phân công tiếp nhận hồ sơ và xử lý.

III. ĐIỀU KIỆN XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

– Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Quảng cáo cho sản phẩm/ dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện như:

  • Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
  • Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
  • Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp
  • Không quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo
  • Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
  • Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
  • Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
  • Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
  • Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
  • Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.

IV. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO

Mỗi một hình thức quảng cáo, sản phẩm quảng cáo sẽ yêu cầu những hồ sơ khác nhau. Để giúp tổ chức, doanh nghiệp nắm rõ  hơn Luật Gia Nghiêm sẽ giới thiệu từng loại hình cụ thể.

1. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

  • Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
  • Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân); đối với quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:
    Xác nhận nội dung quảng cáo đối với mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình;
    Chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;

2. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm

  • Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm
  • Bản sao Phiếu công bố mỹ phẩm do Cục quản lý dược/ Sở y tế cấp
  • Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân); đối với quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:
    Xác nhận nội dung quảng cáo đối với mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình;
    Chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); đối với nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;

3. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo sữa

  • Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo sữa;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
  • Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
  • Mẫu nhãn sản phẩm (Bản có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp)
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân); đối với quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Xác nhận nội dung quảng cáo đối với mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình;
    Chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;

LƯU Ý:

  • Khi tiến hành quảng cáo những nội dung chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải có tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh;
  • Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị ủy quyền.

4. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc

  • Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
  • Mẫu thiết kế nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận; bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo trên phương tiện báo nói, báo hình hoặc thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo có âm thanh, hình ảnh chuyển động; đối với quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Xác nhận nội dung quảng cáo đối với mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình; Chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;
  • Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ y tế phê duyệt
  • Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

5. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y yế, hóa chất diệt công trùng, diệt khuẩn dùng trong y tế gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo
  • Nội dung đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân); đối với quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Xác nhận nội dung quảng cáo đối với mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình; Chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;
  • Đối với cơ sở khám bệnh chưa bệnh cần có Giấy phép hoạt động khám bệnh/chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo do Sở y tế hoặc Bộ y tế cấp và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ y tế hoặc Sở y tế phê duyệt. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề;
  • Đối với quảng cáo trang thiết bị y tế phải có tài liệu xác minh nội dung quảng cáo (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) bao gồm các tài liệu về kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế của nước sản xuất chấp nhận hoặc các cơ sở lâm sàng, các viện nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam ủy quyền thử nghiệm chấp nhận.

LƯU Ý:

  • Khi tiến hành quảng cáo những nội dung chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải có tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh;
  • Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị ủy quyền.

V. PHÍ NHÀ NƯỚC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phí nhà nước

  • Quảng cáo thực phẩm chức năng: 1.100.000 VNĐ/ Sản phẩm
  • Quảng cáo mỹ phẩm: 1.600.000 VNĐ/ Sản phẩm
  • Quảng cáo thuốc : 1.600.000 VNĐ/Sản phẩm
  • Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: 1.000.000 VNĐ/ Hồ sơ

2. Thời gian thực hiện:

  • Thời gian thực hiện thủ tục: 15-20 ngày làm việc (Không tính thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ)
  • Hiệu lực giấy phép: Theo hiệu lực của giấy xác nhận công bố sản phẩm/ giấy phép hoạt động phòng khám. Trường hợp có thay đổi liên quan đến nội dung quảng cáo đã được cấp thì phải tiến hành xin cấp mới Giấy xác nhận nội dung quảng cáo

VI. CÔNG VIỆC LUẬT GIA NGHIÊM THỰC HIỆN

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện Thủ tục xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo
  • Kiểm tra, đánh giá hồ sơ và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện đầy đủ và đúng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện và thực hiện thủ tục cho khách hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
  • Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ , theo dõi và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép (nếu có)
  • Đại diện cho khách hàng giao dịch với cơ quan nhà nước trong quá trình đề nghị cấp giấy phép và kịp thời thông báo cho quý khách hàng;
  • Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy phép quảng cáo (Nếu có);

VII. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu 1: Chào công ty, Công ty chúng tôi đã tiến hành Đăng ký công bố cho sản phẩm Thực phẩm  bảo vệ sức khỏe. Nhưng đến thời điểm hiện tại do nhu cầu thị trường nên chúng tôi đã thay đổi thiết kế mẫu nhãn mới. Vậy chúng tôi có được quảng cáo mẫu nhãn mới hay không hay bắt buộc phải làm theo mẫu nhãn đã đăng ký công bố ?

Trả lời: Chào Anh, với câu hỏi của Anh chúng tôi trả lời như sau:

Trong quá trình hậu kiểm, Cục an toàn thực phẩm phát hiện một số thông tin liên quan đến sản phẩm và thương nhân chịu trách nhiệm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đúng với thông tin đã được cấp trên Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP/ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Cục an toàn thực phẩm yêu cầu các công ty có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến các thông tin sản phẩm  phải gửi văn bản thông báo đến Cục an toàn thực phẩm.

Như vậy trường hợp của Anh là một trong những trường hợp phải gửi thông báo đến Cục an toàn thực phẩm về việc thay đổi thiết kế mẫu nhãn sản phẩm. Sau khi tiến hành Thông báo đến Cục về việc thay đổi mẫu nhãn thì bên mình tiến hành quảng cáo sản phẩm bằng mẫu nhãn mới.

Câu 2: Chào công ty, Công ty tôi có đăng bán hàng sản phẩm lên Shopee để bán, vậy bán hàng trên shopee có phải là một hình thức quảng cáo không ? Và nếu không có giấy phép quảng cáo  thì bị xử phạt như nào ? Mong công ty giải đáp thắc mắc của tôi.

Trả lời: Chào Anh, cảm ơn Anh đã gửi câu hỏi đến Luật Gia Nghiêm, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo năm 2012 quy định:Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”. Như vậy trường hợp bên Anh đăng bài bán sản phẩm trên Shopee cũng là một hình thức Quảng cáo.

Trường hợp một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải xin giấy phép quảng cáo nhưng bên anh không xin thì sẽ bị phạt như sau:

“Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định

Trên đây là mức xử phạt chung, pháp luật còn quy định mức xử phạt quảng cáo trong nhiều trường hợp cụ thể. Để tìm hiểu chi tiết hơn doanh nghiệp xem tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Trân trọng./.

Câu 3: Bên công ty chúng tôi hiện có bản sản phẩm Đại tràng lợi khuẩn. Theo đánh giá của khách hàng đã dùng thì sản phẩm của bên tôi rất tốt, vượt trội hơn so với các sản phẩm liên quan đến đại tràng khác. Vậy giờ tôi muốn quảng cáo sản phẩm bên tôi là sản phẩm tốt nhất điều trị Đại tràng thì có được không ?

Trả lời: Cảm ơn quý khách đã gửi câu hỏi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 8 Luật quảng cáo về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thì “Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tàliệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Như vậy nếu công ty anh/chị không có tài liệu chứng minh thì sẽ không được phép quảng cáo sản phẩm bên anh/chị là sản phẩm tốt nhất.

Trên đây là tư vấn của Luật Gia Nghiêm liên quan đến Thủ tục xin giấy phép quảng cáo. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Luật Gia Nghiêm để được hướng dẫn, giải quyết.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0931.786.255 – 0982.925.255 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói.


Bài viết liên quan

Đánh giá