Dịch Vụ Thủ Tục Công Nhận Văn Bằng Nước Ngoài 2024
Bạn đi du học từ nước ngoài hoặc học theo chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam và được cơ sở giáo dục nước ngoài cấp văn bằng, bạn có mong muốn sử dụng văn bằng này tại Việt Nam để phục vụ cho công việc của mình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thủ tục công nhận văn bằng không phải là thủ tục bắt buộc mà tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi bạn đang công tác.
Nắm vững được các quy định của pháp luật cũng như đã hỗ trợ tra cứu công nhận văn bằng và thực hiện dịch vụ thành công cho rất nhiều khách hàng tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh trên toàn quốc, Luật Gia Nghiêm sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục tại trung tâm công nhận văn bằng.
Ngoài ra, khách hàng cũng thường tìm hiểu thủ tục xác thực văn bằng được cấp tại Việt Nam để làm thủ tục xin visa đi du học hoặc làm việc tại nước ngoài, đối với trường hợp này Luật Gia Nghiêm đã có bài viết chi tiết tại Xác thực văn bằng NARIC cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, làm việc. Còn tại bài viết này Luật Gia Nghiêm sẽ làm rõ thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài.
Công nhận văn bằng là gì?
Công nhận văn bằng là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và xác định mức độ tương đương với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.
Tại sao phải công nhận văn bằng nước ngoài?
- Tính hợp pháp: Thông qua thủ tục công nhận văn bằng, có thể xác định được bằng cấp đó là thật và có giá trị tương đương trình độ tại Việt Nam
- Đảm bảo quyền lợi của người học: Việc công nhận văn bằng giúp đảm bảo những người học tập ở nước ngoài có được sự công nhận xứng đáng trình độ và kỹ năng của họ.
- Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức: Nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam yêu cầu người có văn bằng nước ngoài phải làm thủ tục công nhận để xác định trình độ. Nhiều khi đó là điều kiện bắt buộc để tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển.
Quy định về công nhận văn bằng nước ngoài
- Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019;
- Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
Điều kiện công nhận văn bằng nước ngoài
Theo Điều 4, thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện công nhận văn bằng:
1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận khi chương trình giáo dục có thời gian học, nghiên cứu phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
a) Chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo;
b) Cơ sở giáo dục nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng.
2. Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính (bao gồm cả Việt Nam) được công nhận khi cơ sở giáo dục đó được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo; thực hiện hoạt động đào tạo theo giấy phép đồng thời đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và một trong hai điều kiện sau:
a) Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam;
b) Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.
4. Việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả kháng khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Những trường hợp không được cấp giấy công nhận văn bằng
Bên cạnh những trường hợp văn bằng “chưa đủ điều kiện được công nhận” như thiếu chứng chỉ ngoại ngữ đối với trường hợp liên kết đào tạo toàn phần tại Việt Nam; thiếu giấy tờ bắt buộc để có thể được công nhận như bằng, bảng điểm, học vị (Đối với bằng cấp do trường tại Trung Quốc cấp) thì vẫn còn rất nhiều các trường hợp bằng cấp khi làm thủ tục công nhận “bị từ chối không công nhận”.
Tham khảo thêm bản tin VTV1 dưới đây để hiểu rõ thông tin:
Dưới đây là những trường hợp văn bằng bị từ chối, không được công nhận tại Việt Nam:
- Trường hợp văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài chưa được tổ chức kiểm định chất lượng tại nước sở tại kiểm định hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài không có trong danh sách các cơ sở giáo dục nước ngoài được công nhận ở Việt Nam.
Để kiểm tra trường của mình có được công nhận bằng cấp nước ngoài tại Việt Nam hay không, người có bằng có thể truy cập vào website: tại đây
- Trường hợp văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính nhưng không được hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo.
Ví dụ: Chương trình do Trường A (Malaysia) cấp bằng nhưng sinh viên không học trực tiếp tại Malaysia mà học tại Trường B (Việt Nam). Trường A và Trường B chưa được Bộ Giáo dục của Việt Nam cấp phép về việc liên kết đào tạo => Văn bằng không được công nhận.
Link tra cứu danh sách liên kết đào tạo: tại đây
- Trường hợp văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến không thuộc trường hợp được Bộ Giáo dục cho phép thực hiện hoặc không thuộc trường hợp sự kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…
Ví dụ 1: Văn bằng cấp cho sinh viên học du học nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid -19 người học về Việt Nam và học online sau đó nhận bằng => Văn bằng được công nhận.
Ví dụ 2: Văn bằng do Trường A cấp cho sinh viên học trực tuyến 100% hoặc học trực tuyến và bảo vệ Luận án trực tiếp hoặc du học trực tiếp nhưng thời gian du học không quá 06 tháng => Văn bằng không được công nhận
4. Trường hợp cơ sở giáo dục nước ngoài đã chấm dứt hoạt động tại thời điểm người có bằng làm thủ tục công nhận văn bằng (Phân biệt với trường hợp sáp nhập với cơ sở giáo dục khác hoặc đổi tên) không thể xác minh được thông tin về bằng cấp nước ngoài.
Thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài Bộ Giáo dục
1. Hồ sơ chứng nhận văn bằng nước ngoài theo quy định:
- Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Các bạn lưu ý hiện nay tất cả các trường hợp hồ sơ công nhận văn bằng trước khi gửi hồ sơ phải kê khai tờ khai điện tử công nhận văn bằng trên trang https://naric.edu.vn/ để có mã số hồ sơ.
- Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt văn bằng xin công nhận; (Nếu văn bằng do Trung Quốc cấp cần nộp 01 bản dịch công chứng học vị);
- Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt bảng điểm theo bằng;
- Trong trường hợp học liên thông hoặc chuyển tiếp vào trình độ đại học phải có minh chứng bằng và bảng điểm bậc dưới;
- Ngoài ra đối với một số trường hợp cụ thể các bạn cần phải cung cấp thêm những hồ sơ như sau:
- Đối với trường hợp học theo chương trình liên kết của trường Việt Nam với trường nước ngoài (học 100% tại Việt Nam) thì hồ sơ công nhận văn bằng bắt buộc phải có Chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc TOEFL, còn cụ thể là trình độ bao nhiêu thì tùy thuộc vào từng chương trình liên kết do Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam phê duyệt, nhưng thông thường là IELTS 5.5 hoặc 6.0 trở lên hoặc có thể quy đổi với trình độ TOEFL tương đương.
- Đối với trường hợp học theo chương trình liên kết nhưng phân theo giai đoạn: giai đoạn 1 học tại Việt Nam, giai đoạn 2 học tại nước ngoài hoặc ngược lại thì không cần phải có chứng chỉ tiếng Anh nhưng phải có xác nhận của trường Việt Nam là đã hoàn thành khóa học tại Việt Nam.
2. Hồ sơ bổ trợ giúp cho tiến độ thẩm định nhanh hơn:
- Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt phụ lục văn bằng (nếu có);
- Hộ chiếu bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) hoặc bản sao công chứng hộ chiếu minh chứng hình thức đào tạo (gồm các trang trừ trang trắng);
- Bản sao công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (khi nộp trực tiếp) Quyết định cử đi học và quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền;
Lưu ý: Đối với những trường hợp không còn hộ chiếu, đề nghị Anh/chị tải mẫu Consent Form và điền đầy đủ thông tin gửi kèm hồ sơ để phục vụ trong quá trình thẩm định.
3. Quy trình thực thiện công nhận văn bằng nước ngoài
Bước 1: Khai tờ khai điện tử
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở mục 1 và 2
Bước 3: Nộp lệ phí
- Cách 1:Nộp phí trực tiếp khi nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Công nhận văn bằng;
- Cách 2: Chuyển khoản phí vào tài khoản của Trung tâm Công nhận văn bằng
Bước 4: Nộp hồ sơ bản giấy
- Cách 1: Nộp qua đường bưu điện
- Cách 2: Nộp trực tiếp tại Trung tâm công nhận văn bằng
Địa chỉ: Tầng 1 (phòng 101), Nhà 8C, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bước 5: Nhận kết quả
- Cách 1: Nhận trực tiếp tại trung tâm
- Cách 2: Nhận qua đường chuyển phát
Các dự án mà Luật Gia Nghiêm đã hỗ trợ khách hàng
Luật Gia Nghiêm đã hỗ trợ khách hàng công nhận văn bằng tại hầu hết các trường trên thế giới. Sau đây, chúng tôi điểm qua một vài đặc điểm của các trường tại các nước mà người Việt Nam du học phổ biến:
1. Văn bằng tại nước Anh
Chương trình cấp bằng cử nhân kéo dài từ 3-4 năm, chương trình thạc sĩ kéo dài 1-2 năm
- Trường hợp bình thường:
Trường ĐH Bolton, bằng thạc sĩ, 1 năm du học trực tiếp tại Anh.
Bảng điểm thể hiện đủ 120 tín chỉ.
- Trường hợp đặc biệt:
Chương trình Cử nhân của ĐH Bangor, học 3 năm trực tiếp tại Anh:
Bảng điểm chương trình Cử nhân ghi nhận việc được chuyển tiếp 80 tín chỉ của chương trình cao đẳng tại MIDS. Khi cung cấp giấy tờ phải cung cấp đủ cả bằng, bảng điểm của chương trình cao đẳng.
Trường ĐH Greenwich, cấp bằng cử nhân, 3 năm học liên kết toán phần tại Việt Nam:
Bảng điểm của Greenwich chỉ thể hiện năm thứ 3 (level 6). Vì vậy, phải cung cấp giấy tờ của chương trình liền trước (Level 4, 5) kèm theo chứng chỉ ngoại ngữ và giấy xác nhận hoàn thành chương trình liên kết đào tạo.
2. Văn bằng tại Úc
Chương trình cấp bằng cử nhân kéo dài từ 3-4 năm, chương trình thạc sĩ kéo dài 1-2 năm
– Trường hợp bình thường:
Chương trình Cử nhân của ĐH RMIT, 3 năm du học trực tiếp tại Úc:
Bảng điểm thể hiện đầu đủ quá trình 3 năm du học.
– Trường hợp đặc biệt:
Trường ĐH Victoria, cấp bằng cử nhân, 3 năm du học trực tiếp tại Úc.
Bảng điểm ĐH Victoria cấp chỉ thể hiện năm 2019 và 2020 nên bị thiếu 1 đến 2 năm đầu tiên chuyển tiếp từ chương trình cao đẳng qua. Yêu cầu cung cấp hồ sơ của chương trình còn thiếu.
3. Văn bằng tại Trung Quốc
Chương trình đại học kéo dài 4 năm. Chương trình thạc sỹ 2 – 3 năm.
- Trường hợp bình thường:
Trường ĐH Điện Lực Hoa Bắc, chương trình cử nhân, 4 năm du học trực tiếp tại Trung Quốc:
Học vị và bảng điểm thể hiện đủ 4 năm.
- Trường hợp đặc biệt:
Trường hợp người học có chứng chỉ HSK 6 có thể được miễn 1 năm đầu tiên học tiếng và bắt đầu vào học các môn chuyên ngành luôn từ năm thứ nhất.
Trường ĐH Vũ Hán, bằng cử nhân là 3 năm, du học trực tiếp tại Trung Quốc:
Trên bằng và học vị ghi nhận thời gian học là 3 năm, do đó để chứng minh thời gian học là hợp lý phải cung cấp chứng chỉ HSK.
Ngoài ra, trường hợp học chuyển tiếp theo dạng 2+2 hoặc 3+1 mà không phải theo hình thức liên kết đào tạo thì người học ngoài bằng, bảng điểm, học vị do trường bên TQ cấp sẽ phải cung cấp them giấy tờ chứng minh học chuyển tiếp. Ví dụ: Giấy xác nhận cho phép chuyển tiếp sinh viên/ bảng điểm ĐH tại Việt Nam hoặc bằng, bảng điểm chương trình cao đẳng trước khi chuyển tiếp (nếu học cao đẳng rồi qua TQ học ĐH)
4. Văn bằng tại Mỹ
Chương trình đại học kéo dài 4 năm, chương trình Thạc sĩ kéo dài 1-2 năm.
- Trường hợp bình thường:
Trường ĐH Đrexel, cấp bằng cử nhân, 4 năm du học trực tiếp tại Mỹ:
Bảng điểm thể hiện thời gian học là 4 năm.
- Trường hợp đặc biệt:
Trường ĐH Công nghệ Florida, cấp bằng cử nhân, 4 năm du học trực tiếp tại Mỹ:
Bảng điểm của chương trình Đại học ghi nhân chuyển tiếp tín chỉ từ chương trình tú tài quốc tế. Yêu cầu bổ sung bảng điểm tú tài.
5. Văn bằng tại Nga
Chương trình cấp bằng đại học sẽ kéo dài thông thường là 4 năm, chương trình chuyên gia, kỹ sư, bác sĩ kéo dài 5 năm
- Trường hợp bình thường:
Trường ĐH Voronezh, cấp bằng cử nhân, 4 năm du học trực tiếp tại Nga:
Bằng và bảng điểm thể hiện đủ 4 năm.
- Tường hợp đặc biệt:
Học viên Nội vụ LB Nga, bằng chuyên gia, 5 năm du học trực tiếp tại Nga:
Bảng điểm thể hiện thời gian học là 5 năm. Theo khung chương trình học tại Nga thì chương trình học 5 năm sẽ được cấp bằng chuyên gia/ kỹ sư/ bác sỹ
6. Văn bằng tại Pháp
Chương trình cấp bằng đại học (Licence) kéo dài 3 đến 4 năm. Bảng điểm thể hiện đủ 4 năm học.
Chương trình thạc sĩ (Master) kéo dài 1-2 năm, bảng điểm thể hiện đủ thời gian học
Trường hợp chương trình thạc sĩ 1 năm chỉ đc cấp bằng sau đại học (Maitrise) mà không phải bằng thạc sĩ (Master). Ghi nhận theo khung trình độ VN trên giấy công nhận sẽ là bằng cấp tương đương với trình độ bậc 6.5 và người học được học tiếp lên chương trình thạc sĩ (1 năm)
7. Văn bằng tại Nhật Bản
Chương trình cấp bằng của Nhật Bản thông thường không khác gì so với các nước khác. Khi làm công nhận yêu cầu phải có bằng tiếng Nhật. Bản tiếng Anh không có giá trị sử dụng.
Bằng của Nhật bản có thể là dạng này:
8. Văn bằng tại Hàn Quốc
Chương trình cấp bằng cử nhân ở Hàn quốc thường kéo dài 4 năm
Chương trình thạc sĩ kéo dài từ 2-5 năm
- Trường hợp bình thường:
Trường ĐH Honam, chương trình thạc sĩ, 2 năm du học trực tiếp tại Hàn Quốc:
Bằng, bảng điểm thể hiện thời gian du học 2 năm, có chứng nhận luận án:
- Trường hợp đặc biệt:
Trường hợp học liên thông từ Đại học lên Tiến sĩ và được cấp thẳng bằng tiến sĩ với thời gian học là 5 năm:
Trường ĐH Quốc gia Chonnam, tiến sĩ 5 năm du học trực tiếp tại Hàn Quốc:
Bảng điểm thể hiện nhọc từ năm 2013 đến 2016. Từ 2016 đến thời điểm cấp bằng (2019) người học làm luận án và cung cấp link luận án:
9. Văn bằng tại Đài Loan
Tương tự với chương trình du học và liên kết đào tạo của các nước khác.
- Trường hợp bình thường:
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Jinwen, 4 năm du học trực tiếp tại Đài Loan:
Bằng, bảng điểm thể hiện đầy đủ thời gian học:
- Trường hợp đặc biệt:
Trường ĐH Meiho, liên kết đào tạo tại Việt Nam và có 1 năm du học trực tiếp tại Đài Loan:
Chương trình cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng của Trường ĐH Meiho liên kết với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành yêu cầu trình độ ngoại ngữ ít nhất IELTS 5.5 kể cả đối với người học có thời gian du học 1 năm tại nước ngoài.
10. Văn Bằng tại Thái Lan
Sinh viên du học tại Thái Lan, khi làm công nhận văn bằng yêu cầu bắt buộc phải có bằng thể hiện bằng tiếng Thái (đối với chương trình học bằng tiếng Thái).
Về thời gian học và bảng điểm yêu cầu tương tự các nước khác.
Trường ĐH Nakhon Phanom, 4 năm du học tại Thái Lan, học bằng tiếng Thái:
Trường ĐH Mahachulalongkornrajavidyalaya, 4 năm du học trực tiếp tại Thái Lan, học bằng tiếng Anh:
Bằng tốt nghiệp và bảng điểm không có bản tiếng Thái.
Dịch vụ công nhận văn bằng nước ngoài của Luật Gia Nghiêm
1. Lợi ích của dịch vụ
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Luật Gia Nghiêm thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục từ việc dịch thuật công chứng đến việc nộp hồ sơ và làm việc với trường (nếu có), vì vậy khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức
- Chuyên môn cao: Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng nhất, đảm bảo tỷ lệ thành công cao.
- Cam kết dịch vụ: Luật Gia Nghiêm cam kết cung cấp dịch vụ công nhận văn bằng nước ngoài uy tín, minh bạch và đáng tin cậy. Hoàn lại 100% tiền nếu không ra được kết quả.
2. Các công việc Luật Gia Nghiêm thực hiện
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục xin giấy công nhận văn bằng nước ngoài cấp, chuyển đổi văn bằng.
- Hỗ trợ soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có;
- Hỗ trợ khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
Phí thực hiện công nhận văn bằng nước ngoài là bao nhiêu?
Phí nhà nước là 250.000đ hoặc 500.000đ tùy vào từng loại văn bằng.
Công nhận văn bằng nước ngoài ở đâu?
Thủ tục làm tại Trung tâm công nhận văn bằng (VN-NARIC): Tầng 1 (phòng 101), Nhà 8C, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Có bắt buộc phải có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL khi công nhận văn bằng học chương trình liên kết?
Trên thưc tế khi tư vấn cũng như hỗ trợ thủ tục công nhận văn bằng cho khách hàng chúng tôi nhận ra rằng khi học viên tham gia khóa học theo chương trình liên kết thì các trường sẽ hỗ trợ học viên đảm bảo đủ điều kiện về ngoại ngữ.
Các trường thường cho thi đầu vào, nếu thi qua sẽ đủ điều kiện học hoặc tạo điều kiện cho học ngoại ngữ ở kỳ đầu tiên của năm học chứ không bắt học viên cung cấp ngay từ ban đầu chứng chỉ ngoại ngữ theo đúng yêu cầu của chương trình liên kết, dẫn đến một trường hợp khi học viên học xong, được cấp văn bằng và thực hiện thủ tục công nhận văn bằng thì mới biết mình phải có chứng chỉ này, làm cho học viên cảm thấy bị hoang mang.
Do đặc điểm của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài thực hiện giảng dạy và học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh (không qua phiên dịch) nên người học cần bảo đảm năng lực tiếng Anh do các trường đại học ở nước ngoài quy định, chi tiết trong Đề án xin cấp phép và Quyết định phê duyệt cho chương trình liên kết đào tạo.
Chỉ chấp nhận chứng chỉ IELTS và TOEFL:
Chứng chỉ Cambridge FCE (trình độ B2) theo khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) tương đương với trình độ IELTS từ 5.5 đến 6.5; hoặc TOEFL 500 đến 550. Tuy nhiên, các trường đại học ở nước ngoài tuyển sinh chỉ chấp nhận chứng chỉ IELTS và chứng chỉ TOEFL thi tại Việt Nam mà chưa chấp nhận các chứng chỉ khác.
Hiện nay, chỉ có chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL minh chứng năng lực ngoại ngữ để sử dụng cho việc đi du học hoặc theo học các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài học 100% bằng tiếng Anh. Các chứng chỉ khác thi tại Việt Nam tương đương trình độ B2 CEFR chưa được chấp nhận cho người học chương trình liên kết đào tạo bởi các lý do sau:
– Công nhận văn bằng cũng có thể coi là giai đoạn hậu kiểm việc thực hiện các chương trình liên kết đào tạo. Từ khi Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 ban hành đến nay, hàng nghìn cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng theo học chương trình liên kết đào tạo có kèm theo chứng chỉ tiếng Anh B2 FCE của Cambridge thi tại nhiều cơ sở trong nước, và chứng chỉ tiếng Anh B2 do các trường đại học trong nước cấp.
Tôi học xong chương trình Cao đẳng tại Hàn Quốc và được cấp bằng Cao đẳng nhưng tôi gửi hồ sơ công nhận văn bằng về Cục khảo thí chứng nhận văn bằng nước ngoài thì được trả lời là văn bằng của tôi không thuộc thẩm quyền công nhận của Cục Quản lý chất lượng giáo dục nên không thực hiện được việc công nhận, vậy là như thế nào?
Đối với văn bằng Cao đẳng thì thẩm quyền công nhận văn bằng không thuộc về Cục Quản lý chất lượng giáo dục mà thuộc thẩm quyền của Vụ Đào tạo chính quy – Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư 34/2017-TT-BLĐTBXH.
Do đó bạn phải gửi đầy đủ hồ sơ công nhận về Vụ Đào tạo chính quy – Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để được thực hiện việc công nhận văn bằng Cao đẳng này.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0931.786.255 – 0982.925.255 để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục trọn gói.
>> Xem thêm Thủ tục công nhận văn bằng thạc sĩ nước ngoài
>> Xem thêm Thủ tục công nhận văn bằng tiến sĩ nước ngoài
>> Xem thêm Thủ tục xác thực văn bằng cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, làm việc