Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
Bất kỳ một cá nhân hay tổ chức này khi sáng tạo ra một tác phẩm( một bài hát, một chương trình máy tính, một phần mềm hay một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…) đều không muốn cá nhân hay tổ chức nào khác sao chép, sử dụng để thu lợi nhuận mà không xin phép mình. Vì thế, Luật Gia Nghiêm tin rằng Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả là một thủ tục vô cùng thiết yếu cho các cá nhân, tổ chức muốn đăng ký sản phẩm của mình sáng tạo ra.
Để tránh tình trạng tranh chấp xảy ra quý khách hàng nên đăng ký sớm nhất tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả. Luật Gia Nghiêm xin tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả như sau:
I. Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Và Biện Pháp Thi Hành Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005 Và Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2009 Về Quyền Tác Giả, Quyền Liên Quan;
- Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan.
II. Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả
1.Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Cục Bản quyền tác giả – Bộ văn hóa thể thao và du lịch
2. Các hình thức của tác phẩm đăng ký bản quyền
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
3. Bộ hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
- Giấy uỷ quyền nếu người nộp đơn được ủy quyền;
- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh của bên sở hữu;( Nếu công ty là chủ sở hữu)
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh thư nhân dân / căn cước công dân/ hộ chiếu của tác giả;
- Giấy cam đoan của tác giả ”xóa” ;(Nếu là cá nhân)
- Tuyên bố về tác giả và chủ sở hữu /Quyết định giao việc / Hợp đồng thuê giữa bên sở hữu và tác giả chương trình truyền hình; ( Nếu công ty là chủ sở hữu)
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả/ 02 đĩa CD nếu tác phẩm là phần mềm chương trình máy tính
- Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
- Văn bản đồng ý của đồng tác giả, nếu có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
4. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện thủ tục: 15 ngày làm việc
III. . Công việc Luật Gia Nghiêm thực hiện
• Tư vấn đăng ký quyền tác giả
• Soạn một bộ hồ sơ theo quy định;
• Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả;
• Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho khách hàng
• Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu.
Tài liệu khách hàng cần cung cấp:
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả/ 02 đĩa CD nếu tác phẩm là phầm mềm chương trình máy tính
Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu chủ sở hữu là tổ chức;
- Bản sao CMND/ CCCD/ Hộ chiếu đối với tác giả, đồng tác giả (Nếu có)
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
Câu hỏi 1: Tôi sáng tác ra một bài hát và muốn được chứng nhận là do tôi sáng tác ra thì tôi phải làm gì?
Trả lời: Chào bạn, Luật Gia Nghiêm xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Điều 35 Nghị định 22/2018/ NĐ-CP quy định:
Điều 35. Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ,
2. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật sở hữu trí tuệ.
Như vậy, để được chứng nhận là tác giả của bài hát và được bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần phải đăng ký bản quyền bài hát mà bạn sáng tác ra tại Cục Bản quyền tác giả – Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
Ngoài ra: Để tìm hiểu chi tiết hơn quy trình cũng như thủ tục đăng ký để bảo hộ cho bài hát của bạn thì bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết sau đây: https://luatgianghiem.vn/dang-ky-ban-quyen-tac-pham-am-nhac/
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Luật Gia Nghiêm hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình.
Trân trọng cảm ơn !
Câu hỏi 2 Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi và 2 người bạn của tôi cùng nhau tạo ra 1 phần mềm máy tính, hiện tại chúng tôi muốn bảo hộ quyền của mình nhưng không biết phải làm thủ tục gì và 3 người chúng tôi sẽ cùng được đúng tên hay phải thỏa thuận cho 1 người duy nhất đứng tên.
Trả lời: Chào bạn, Luật Gia Nghiêm xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Thứ nhất, để được bảo hộ quyền lợi của mình một cách tốt nhất, bạn và những người bạn cùng sáng tạo ra phần mềm cần phải đăng ký bảo hộ phầm mềm máy tính của các bạn. Để tìm hiểu sau hơn thủ tục, thẩm quyền cũng như thời gian đăng ký thì bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết sau đây: https://luatgianghiem.vn/dang-ky-ban-quyen-phan-mem/
Thứ hai, về việc đúng tên khi đăng ký, các bạn có thể cùng nhau đứng tên, trên giấy chứng nhận sẽ chứng nhận cho các bạn là đồng chủ sở hữu/ đồng tác giả. Hoặc các bạn có thể làm văn bản thỏa thuận cho cho một người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Luật Gia Nghiêm hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình.
Trân trọng cảm ơn !
Câu hỏi 3 Luật sư cho tôi hỏi : Những tác phẩm như thế nào thì được đăng ký bản quyền?, Chúng tôi là công ty về lĩnh vực truyền thông, hiện tại có viết ra một kịch bản truyền hình và muốn đăng ký với cơ quan Nhà nước nhưng không biết có được đăng ký không?
Trả lời: Chào bạn, Luật Gia Nghiêm xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì những tác phẩm được bảo hộ bao gồm:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ:
…
5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo khoản 5, điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 tác phẩm của bạn sẽ được đăng ký bản quyền. Ngoài ra, phải đáp ứng rằng kịch bản kia do công ty bạn tự sáng tạo ra (hoặc các cá nhân khác sáng tạo ra trên cơ sở công ty bạn thuê/ giao việc) không sao chép của người khác thì kịch bản đó của công ty bạn sẽ được đăng ký bản quyền.
Nếu bạn thắc mắc không biết nên đăng ký bản quyền kịch bản của mình ở đâu, thủ tục như thế nào thì bạn có thể tham khảo chi tiết thêm tại :
https://luatgianghiem.vn/dang-ky-ban-quyen-chuong-trinh-truyen-hinh/
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Luật Gia Nghiêm hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình.
Trân trọng cảm ơn !